Trong tháng 11 Doanh nhân Võ Thu Sương đến thành phố Đà Lạt mộng mơ đã phát sốt với đồi cỏ hồng và hoa dã quỳ.
Tháng 1/2022 một loài hoa cực phẩm nữa sẽ xuất hiện đó chính là hoa mai anh đào Đà Lạt thơ mộng và lãng mạn trải dọc các con đường.
Ở thành phố Đà Lạt hoa mai anh đào là loài hoa biểu tưởng của mùa xuân. Loài hoa này nở từ Tết dương lịch tới Tết âm lịch hàng năm.
Nguồn gốc của hoa mai anh đào Đà Lạt
Hoa mai anh đào Đà Lạt có nguồn gốc rất đặc biệt với thân cây thì giống đào mận còn hoa thì lại có năm cánh giống hoa mai. Chính vì nửa mai nửa đào như vậy nên cái tên Mai Anh Đào ra đời.
Loài hoa của riêng Đà Lạt
Theo các nhà nghiên cứu thì mai anh đào có nguồn gốc từ Đà Lạt.
Tuy nhiên cũng có một số ý kiến cho rằng đây là loài hoa được nhập từ nước ngoài và chỉ trồng ở khu vực thành phố Đà Lạt.
Nhạc sĩ Hoàng Nguyên người đã sáng tác bài hát “Ai lên xứ hoa Đào”, đã chắp cánh cho Mai Anh Đào Đà Lạt“bay” xa hơn và được nhiều người yêu mến hơn.
“Ai lên xứ hoa đào đừng quên mang về một cành hoa/ Cho tôi bớt mơ mộng chiều chiều nhìn mây trôi xa xa
Người về từ hôm nao mà lòng còn thương vẫn thương/ Bao nhiêu năm tháng cũ mà hồn nào tôi vấn vương/ Giờ này nhìn sương khói mà thầm mơ màu hoa trên má ai”.
Đi công tác ngắm Hoa Sakura - Mai Anh Đào Đà Lạt Điểm check In 781 của Doanh Nhân Võ Thu Sương - CEO Miss Happy Land
Hoa hậu Doanh Nhân Võ Thu Sương ngây ngất với sắc hồng tươi của Hoa Mai Anh Đào Đà Lạt
Ngắm hoa mai anh đào trên những con đường hoa đẹp nhất giữa sương mai
Hoa anh đào Nhật Bản chính là biểu tượng cho vẻ đẹp đặc trưng và trở thành quốc hoa của đất nước này. Nở vào dịp xuân về nên chúng tượng trưng cho sự tươi mới, niềm vui và niềm hy vọng ngập tràn. Đồng thời, nhắc đến loài hoa này cũng như thể hiện cho vẻ đẹp kiêu sa nhưng vô cùng trong sáng, mong manh của người phụ nữ Á Đông. Hơn nữa, chúng cũng tượng trưng cho vẻ đẹp ngắn ngủi của thanh xuân, của cuộc sống.
Hoa mai anh đào níu kéo chân lữ khách, lưu luyến vô cùng Đà Lạt ơi ...
Sự tích anh đào Nhật
Có khá nhiều những sự tích về hoa anh đào ở Nhật từ xưa đến nay. Nhưng nổi tiếng nhất là truyền thuyết về tên gọi Sakura. Người ta cho rằng “sakura” là cách gọi lái từ “sakuya” trong tên của một vị thần được nhắc đến ở cuốn lịch sử “Cổ sự ký” (Kojiki) của Nhật – nữ thần Konohana-Sakuya-hime. Theo sự tích này, vị nữ thần này chính là người đầu tiên gieo hạt giống cây anh đào trên núi Phú Sĩ. Sau này, bà được coi là nữ thần Sakura và loài hoa sakura ấy cũng có vẻ đẹp tuyệt vời tựa như nữ thần.
Hoa Mai Anh Đạo đọ sắc với hoa hậu
Do cùng đới khí hậu với Nhật Bản, nên loài hoa này cũng được trồng ở rất nhiều nơi của Hàn Quốc. Tại Việt Nam, anh đào phân bố chủ yếu ở những tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Đặc biệt nổi tiếng là hoa anh đào Đà Lạt, chúng còn được gọi bằng nhiều tên khác như mai anh đào, anh đào, mai dại,… Vì có đặc điểm khá tương đồng nên nhiều người thường hay nhầm lẫn những bông hoa anh đào với hình ảnh hoa đào ta.
Tại Hoa Kỳ, anh đào được trồng tại Washington D.C do chính phủ Nhật tặng vào năm 1912 và năm 1956. Ngoài ra, Nhật Bản cũng đã tặng Canada loại hoa anh đào này và chúng được trồng ở thành phố Vancouver vào thập niên 1930.
Đà Lạt yên bình se lạnh với Hoa Mai Anh Đào chào xuận. Danh pháp khoa học của cây hoa anh đào là Prunnus cerasoides D. Don, chúng thuộc họ Hoa hồng (Rosacea). Tên hoa anh đào tiếng anh là Cherry blossom, tên tiếng nhật là Sakura.
Hoa mai anh đào biểu tượng mùa xuân của Đà Lạt , biểu trưng cho sức sống mãnh liệt được hầu hết mọi người dân từ trong nước lẫn thế giới đều yêu thích. Bởi một màu sắc tuyệt đẹp, bắt mắt, lôi cuốn thu hút du khách.
Kỹ thuật chăm sóc cây anh đào khá đơn giản, chỉ cần chú ý đến một số điều kiện môi trường và một vài kỹ thuật nhỏ. Cây hoa ưa mát mẻ, có thể trồng dưới nắng nhưng không chịu được nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao. Nhiệt độ lý tưởng để cây phát triển tốt là khoảng 10 – 22 độ C. Do đó, nếu cây được trồng ngoài trời vào mùa hè thì cần phải che chắn cho cây tránh ánh nắng trực tiếp. Cây anh đào ưa ẩm trung bình nên không sống được khi bị ngập úng lâu ngày. Tuy ưa sáng hoàn toàn nhưng cũng có thể ở được trong bóng râm với thời gian ngắn.
Lời Bài hát Ai Lên Xứ Hoa Đào
Ai lên xứ hoa đào dừng chân bên hồ nghe chiều rơi
Nghe hơi giá len vào hồn người chiều xuân mây êm trôi
Thông reo bên suối vắng lời dìu dặt như tiếng tơ
Xuân đi trong mắt biếc lòng dạt dào nên ý thơ
Nghe tâm tư mơ ước mộng đào nguyên đẹp như chuyện ngày xưa
Ai lên xứ hoa đào đừng quên bước lần theo đường hoa
Hoa bay đến muôn người ngại ngần rồi hoa theo chân ai
Đường trần nhìn hoa bướm rồi lòng trần mơ bướm hoa
Lâng lâng trong sương khói rồi bàng hoàng theo khói sương
Lạc dần vào quên lãng rồi đường hoa lặng bước trong lãng quên
Ôi màu hoa đào màu hoa đào chiều xuân nào
Ôi màu hoa đào như môi hồng người mình yêu
Ôi màu hoa đào đã bao lần vì màu hoa
Mà lữ khách lắng hồn thơ dừng chân lãng du
Ai lên xứ hoa đào đừng quên mang về một cành hoa
Cho tôi bớt mơ màng chiều chiều nhìn mây trôi xa xa
Người về từ hôm nao mà lòng còn thương vẫn thương
Bao nhiêu năm tháng cũ mà hồn nào thôi vấn vương
Giờ này nhìn sương khói mà thầm mơ màu hoa trên má ai
Ai lên xứ hoa đào dừng chân bên hồ nghe chiều rơi
Nghe hơi giá len vào hồn người chiều xuân mây êm trôi
Thông reo bên suối vắng lời dìu dặt như tiếng tơ
Xuân đi trong mắt biếc lòng dạt dào nên ý thơ
Nghe tâm tư mơ ước mộng đào nguyên đẹp như chuyện ngày xưa
Ai lên xứ hoa đào đừng quên bước lần theo đường hoa
Hoa bay đến muôn người ngại ngần rồi hoa theo chân ai
Đường trần nhìn hoa bướm rồi lòng trần mơ bướm hoa
Lâng lâng trong sương khói rồi bàng hoàng theo khói sương
Lạc dần vào quên lãng rồi đường hoa lặng bước trong lãng quên
Ôi màu hoa đào màu hoa đào chiều xuân nào
Ôi màu hoa đào như môi hồng người mình yêu
Ôi màu hoa đào đã bao lần vì màu hoa
Mà lữ khách lắng hồn thơ dừng chân lãng du
Ai lên xứ hoa đào đừng quên mang về một cành hoa
Cho tôi bớt mơ màng chiều chiều nhìn mây trôi xa xa
Người về từ hôm nao mà lòng còn thương vẫn thương
Bao nhiêu năm tháng cũ mà hồn nào thôi vấn vương
Giờ này nhìn sương khói mà thầm mơ màu hoa trên má ai
Giờ này nhìn sương khói mà thầm mơ màu hoa trên má ai
Website VoThuSuong 0938395939