Ông Nguyễn Văn Dũng cũng nhấn mạnh, năm 2023 là năm cao điểm TP Hồ Chí Minh đẩy mạnh liên kết vùng, với hoạt động tổ chức tổng kết và ký hợp tác phát triển kinh tế - xã hội lên đến 38 tỉnh, thành thuộc 5 vùng kinh tế.
Lãnh đạo các địa phương tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các sự kiện cung cầu, không chỉ hỗ trợ các địa phương tiêu thụ sản phẩm, mà còn bổ sung nguồn hàng bình ổn thị trường, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng Thành phố, đưa đặc sản vùng miền đến với người tiêu dùng.
Nhấn mạnh việc bảo vệ nhà kinh doanh chân chính, đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử, triển khai 1000 câu chuyện sản phẩm, xuất khẩu xuyên biên giới.
Hội nghị do UBND TP.HCM phối hợp với Bộ Công thương tổ chức sáng nay 21/12 tại TPHCM. Tham gia hội nghị có 45 tỉnh, thành với hàng nghìn đặc sản vùng miền và các sản phẩm làng nghề đặc sắc của cả nước.
Tại hội nghị đã tổ chức không gian kết nối B2B, trao đổi trực tiếp giữa 12 hệ thống phân phối, 5 sàn thương mại điện tử và hơn 1.000 nhà cung cấp đến từ các tỉnh, thành.
500 gian hàng hàng hóa và hơn 200 gian hàng tinh hoa làng nghề hội tụ tại Hội nghị cung cầu 2023.
Hội nghị năm nay, bên cạnh việc hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất tiếp cận hệ thống phân phối để tìm kiếm cơ hội bán hàng, chương trình kết nối còn tập trung xây dựng chuỗi cung ứng bền vững, bắt đầu từ tín hiệu thị trường.
Trên cơ sở xác định các hệ thống phân phối là những đơn vị bám sát, cập nhật chính xác tín hiệu thị trường, xu hướng tiêu dùng, sở phối hợp các đơn vị triển khai 2 giải pháp kết nối quan trọng.
Đó là kết nối các hệ thống phân phối đồng hành, cùng hỗ trợ nhà cung cấp hoàn thiện quy trình sản xuất, xây dựng thương hiệu… với mục tiêu đưa ra thị trường sản phẩm phù hợp thị hiếu.
Đồng thời, sở kết nối các hệ thống phân phối, trên tinh thần tự nguyện, cùng xây dựng bộ nguyên tắc ứng xử, cùng hành động, cùng nói không đối với nhà cung cấp vi phạm tiêu chuẩn chất lượng.
Phát biểu tại hội nghị, bà Phan Thị Thắng, Thứ trưởng Bộ Công thương đã đánh giá cao vai trò của Thành phố Hồ Chí Minh trong việc liên kết với các tỉnh, thành phố trong cả nước tạo điều kiện thuận lợi để tiêu thụ hàng hoá và tăng trưởng bán lẻ hàng hóa, thông qua các hoạt động.
Cụ thể là đã kết nối hệ thống phân phối với các doanh nghiệp/hợp tác xã/trang trại; đồng hành, hỗ trợ nhà các cung cấp hoàn thiện quy trình sản xuất, xây dựng thương hiệu… với mục tiêu đưa ra thị trường sản phẩm phù hợp thị hiếu người tiêu dùng.
Trên tinh thần tự nguyện, cùng xây dựng bộ nguyên tắc ứng xử, cùng hành động, cùng chia sẻ lợi ích.
Hỗ trợ nhà sản xuất hoàn thiện sản phẩm, hoàn thiện quy trình tiếp nhận, xử lý đơn xây dựng thương hiệu, duy trì doanh số sau khi lên kệ...
Tăng tần suất các sự kiện kết nối cung cầu trực tiếp, đồng thời hoàn thiện nền tảng kết nối trực tuyến ketnoicungcau.vn để thực hiện kết nối liên tục 24/7.
Cũng tại hội nghị, Bộ Công thương yêu cầu các địa phương tăng cường triển khai các giải pháp đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, nâng cao chất lượng, sức cạnh cho các sản phẩm Việt Nam.
Doanh nghiệp phát triển kênh thương mại điện tử, kết nối cung cầu trực tuyến; tập trung nguồn lực để hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm chủ lực, sản phẩm, dịch vụ Thương hiệu Vàng Thành phố, sản phẩm công nghiệp tiêu dùng, sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền…
Tại đây, tỉnh Đồng Tháp kết nối, giới thiệu nhiều sản phẩm nông sản và tổ chức trình diễn ẩm thực cá tra. Ông Nguyễn Văn Luận, Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Đồng Tháp chia sẻ:” Mong muốn của chúng tôi là muốn giới thiệu rộng khắp đến các vùng miền những sản phẩm của địa phương.
Từ đó, hỗ trợ cho địa phương, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất mở rộng thị trường và nâng cao giá trị sản phẩm, tài nguyên bản địa của địa phương. Trong đó, TP.HCM là thị trường tiềm năng rất lớn”.
Từ đầu năm 2023 đến nay, Sở Công Thương đã chủ trì phối hợp tổ chức 09 hội nghị kết nối cung cầu, 12 buổi kết nối B2B trực tiếp và nhiều sự kiện xúc tiến thương mại.
Qua đó, hàng nghìn đặc sản, sản phẩm OCOP đã được tiếp cận, chào hàng người tiêu dùng Thành phố; nhiều hệ thống phân phối có khu vực riêng để trưng bày và bán sản phẩm OCOP như Coopmart với 70 sản phẩm, hệ thống GO!, BigC, Top Market với 145 sản phẩm, hệ thống Satra với 34 sản phẩm, MM Mega Market với 106 sản phẩm…; nhiều sản phẩm OCOP được người tiêu dùng đón nhận như Yến Đảo Cần Giờ, dừa sáp sợi – Bến Tre hạt điều rang muối Bình Phước, bánh cốm Bình Định, mật hoa dừa Trà Vinh Farm, miến dong Bắc Cạn.
Cũng tại Hội nghị, chương trình “Tinh hoa làng nghề và đặc sản vùng miền năm 2023” cũng chính thức khai mạc và quy tụ gần 200 doanh nghiệp tiêu biểu mang đến các sản phẩm làng nghề truyền thống, sản phẩm đặc sản, sản phẩm OCOP từ các vùng miền của Việt Nam.
Bên cạnh đó, chương trình năm nay còn có điểm mới là khách tham quan được khám phá tìm hiểu về lịch sử cùng những câu chuyện thú vị xung quanh những sản phẩm từ các làng nghề truyền thống nổi tiếng của Thành phố Hồ Chí Minh (huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ,…), một số làng nghề truyền thống đặc sắc của các vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
Đặc biệt khách tham quan có thể trực tiếp tham gia một số hoạt động để cùng các nghệ nhân tạo ra các sản phẩm thủ công độc đáo, tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng và thưởng thức các loại hình văn hóa nghệ thuật được công nhận là di sản văn hóa ẩm thực, các đặc sản nổi tiếng từ khắp Việt Nam hội tụ tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong khuôn khổ chương trình, Ban Tổ chức cũng kết hợp triển khai Chương trình Kết nối cung cầu, đây là một hoạt động cấp vùng nhằm cụ thể hóa cam kết của Lãnh đạo Thành phố giúp kết nối 02 chiều; không chỉ hỗ trợ các địa phương tiêu thụ sản phẩm, mà còn bổ sung nguồn hàng bình ổn thị trường, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng Thành phố, đưa đặc sản vùng miền đến với người tiêu dùng Thành phố, nhất là các dịp Lễ, Tết.
Chương trình là một trong những sự kiện hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ quảng bá, giới thiệu, tìm kiếm đầu ra cho các sản phẩm làng nghề, sản phẩm đặc sản của các địa phương đến người dân Thành phố và khách du lịch, kết hợp giới thiệu các hoạt động văn hóa đặc trưng, được công nhận là di sản văn hóa của các vùng miền.
Câu Lạc Bộ Văn Hóa Doanh nhân xúc tiến thương mại trưng bày 31 gian hàng trực tiếp từ nhà sản xuất để tiếp cận thị trường tiêu dùng TPHCM và hướng tới xuất khẩu.
Sân khấu gian hàng chung của CLB Văn Hóa Doanh Nhân Trẻ
Admin: 0933.06.12.12 - 0938 39 59 39
Ban sáng lập CLB Văn Hóa Doanh Nhân Trẻ Xúc Tiến Thương Mại